0903 87 87 80 - 0983 777 177
luatnguyen
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tài chính kế toán
    • Ngân hàng - Nhà đất
    • Thương hiệu - Mã vạch
    • Mỹ phẩm - Thực phẩm
    • Dịch vụ pháp lý khác
  • Thư viện
  • Tin tức
    • Doanh nghiệp cần biết
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
    • Tư vấn doanh nghiệp
    • Tài chính kế toán
    • Ngân hàng - Nhà đất
    • Thương hiệu - Mã vạch
    • Mỹ phẩm - Thực phẩm
    • Dịch vụ pháp lý khác
  • Thư viện
  • Tin tức
    • Doanh nghiệp cần biết
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Doanh nghiệp cần biết​

Thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu từ 1/1/2018

28/7/2017

0 Comments

 
tu-1-1-2018-cach-tinh-ty-le-huong-luong-huu-co-su-thay-doiẢnh minh họa
Theo VOV.VN - BHXH Việt Nam cho biết từ ngày 1/1/2018 sẽ thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu.

Tại Hội nghị cung cấp thông tin BHXH, BHYT tháng 7/2017 được tổ chức mới đây, đại diện Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết căn cứ vào quy định Luật BHXH 2014, cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ thay đổi từ 1/1/2018.

Theo đó, từ ngày 01/01/2018, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc vẫn là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (hệ số) và các khoản phụ cấp chức vụ (hệ số), phụ cấp thâm niên vượt khung (%), phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) (%)  trên cơ sở mức mức lương cơ sở do Nhà nước quy định từng thời kỳ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014, từ ngày 01/01/2018, sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ % hưởng lương hưu.

Cụ thể lao động nam được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng hoặc thu nhập tháng đóng BHXH khi có thời gian đóng BHXH đủ 16 năm và nghỉ hưu năm 2018, đủ 17 năm và nghỉ hưu năm 2019, đủ 18 năm và nghỉ hưu năm 2020, đủ 19 năm và nghỉ hưu năm 2021, đủ 20 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi.

Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi nếu có15 năm đóng BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.  (Nội dung này thay đổi đối với lao động nam vì trước năm 2018 lao động nam chỉ cần đủ 15 năm đóng BHXH đã được tính bằng 45%). Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Giám đốc trung tâm truyền thông BHXH Việt Nam nội dung này chỉ thay đổi với lao động nữ, vì trước đây, cứ mỗi năm đóng BHXH tăng thêm sau khi đạt tỷ lệ 45% lao động nữ được tính thêm 3%.

Như vậy, lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%); lao động nam nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải có đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải có đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

BHXH Việt Nam cho biết cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến những lao động nam chưa đạt đủ số năm cần thiết để đạt tỷ lệ hưởng tối đa là 75% và ảnh hưởng đến mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Việc thay đổi cách tính lương hưu mà không có lộ trình sẽ  ảnh hưởng đến lao động nữ nhiều hơn, nhất là đối với lao động nữ có dưới 30 năm đóng BHXH, số năm đóng BHXH càng ít thì tác động càng lớn.

​Theo thống kê của BHXH Việt Nam, thì có khoảng 68% số người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Như vậy, cách tính này ảnh hưởng nhiều hơn đến 32% số người nghỉ hưu (chủ yếu là nghỉ hưu sớm).

Cũng theo số thống kê, thời gian đóng BHXH bình quân của người nghỉ hưu trong 4 năm trở lại đây thì lao động nam có thời gian đóng BHXH bình quân là trên 32 năm, còn lao động nữ là 29 năm. Như vậy, tác động tổng thể là không lớn.

BHXH Việt Nam cho rằng mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi đời, thời gian đóng BHXH, mức lương đóng BHXH, điều kiện làm việc… tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ thấp khi nghỉ hưu sớm và càng thấp hơn nếu thời gian đóng BHXH không nhiều. Vì vậy khi người lao động còn trẻ, khỏe, có công việc tốt thì nên tiếp tục đóng BHXH cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để được nhận mức lương hưu tốt nhất giúp đảm bảo tốt hơn cuộc sống khi về hưu./.

​
>> 
Áp thuế suất thuế nhập khẩu 0% với nhiều mặt hàng từ CAMPUCHIA

--------------------------

Nguyễn Trang/vov.vn

0 Comments

Áp thuế suất thuế nhập khẩu 0% với nhiều mặt hàng từ CAMPUCHIA

6/6/2017

0 Comments

 
nghi-dinh-24-2017-cua-chinh-phu-ve-viec-ap-dung-thue-suat-uu-dai-0-phan-tram-voi-nhieu-mat-hang-tu-Campuchia
Ngày 14/03/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2017/NĐ-CP quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2016.

Theo đó, sẽ áp thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% với nhiều mặt hàng từ Campuchia như: Gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi, loại có trọng lượng không quá 185g; Quả cam, chanh tươi hoặc khô; Lúa, gạo; Thuốc lá chưa chế biến, phế liệu lá thuốc lá; Xe đạp được thiết kế dành cho trẻ em; Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple polyeste…

Để được áp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, các mặt hàng nêu trên phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S do cơ quan có thẩm quyền của Campuchia cấp và phải thông quan tại các cặp cửa khẩu theo quy định. Riêng với mặt hàng gạo và lá thuốc lá khô, ngoài các điều kiện trên, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% chỉ được áp dụng với mặt hàng nhập khẩu trong số lượng hạn ngạch quy định, là 300.000 tấn gạo và 3.000 tấn lá thuốc lá khô trong từng năm 2016, 2017.

Nghị định 24/2017/NĐ-CP này có hiệu lực từ ngày 14/03/2017 đến hết ngày 31/12/2017

Bạn đọc xem văn bản đầy đủ tại đây


​>> ​Trợ cấp thôi việc được hiểu như thế nào?

---------------------------------------
Phòng tư vấn LUẬT NGUYỄN (cập nhật)
Nguồn hptt://chinhphu.vn

0 Comments

Trợ cấp thôi việc được hiểu như thế nào?

5/6/2017

0 Comments

 
tro-cap-thoi-viec-duoc-tinh-nhu-the-nao
Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền NSDLĐ phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chắm dứt hợp đồng lao động.
Trợ cấp thôi việc có ý nghĩa như một phần thưởng cho người lao động vì đã có thời gian đóng góp cho người sử dụng lao động. Đồng thời trợ cấp thôi việc cũng có ý nghĩa giúp người lao động có kinh phí trang trãi trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

Căn cứ để NSDLĐ trợ cấp thôi việc

Theo điều 48 Bộ luật lao động 2015 và khoản 1 điều 14 nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động 2012 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm trợ cấp thôi việc của NSDLĐ như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp chấm đứt hợp đồng theo điều 36 bộ luật lao động cụ thế sau:
  1. Hết hạn hợp đồng lao động
  2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
  5. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  6. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  7. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điều 38 cụ thể sau:
    NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp:
  1. Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  2. Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  3. Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  4. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp người lao động Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc  Người lao động bị tạm giữ, tạm giam hoặc  Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc Lao động nữ mang thai hoặc Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận
Từ quy định của pháp luật chúng thôi thấy rằng để phát sinh trách nhiêm trợ cấp thôi việc cho người lao động thì xuất phát từ việc chấm dứt hợp đồng (2 bên cùng nhau thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng) hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp quy định cụ thể trên. Bên cạnh thì người lao động phải làm việc tại công ty liên tục 12 tháng trở lên.

Thời gian tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc trong đó
Thời gian làm việc thực tế là :  thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật;

Như vậy nếu người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian tính trợ thôi việc sẽ bằng thời gian trợ cấp trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Nếu người lao động chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian trợ cấp thôi việc bằng với thời gian làm việc thực tế.

Mức trợ cấp thôi việc

Mức trợ cấp thôi việc được tính đựa vào thời gian tính trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc thì sẽ được trợ cấp ½ tháng. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liên kề trước khi người lao động thôi việc.

Ngoài ra người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

Kết luận

Như vậy đề được trợ cấp thôi việc thì trước hết người lao động thôi việc thuộc một trong các trường hợp Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động. Ngoài ra phải làm việc thường xuyên cho người lao động từ 12 tháng trở lên.

Căn cứ pháp lý
  • Bộ luật Lao động 2012 ngày 18/6/2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động ngày 12/01/2015
  • Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về Hợp đồng lao động, Kỷ luật lao động, Trách nhiệm vật chất của Nghị đinh số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động



>> Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

----------------------------------------------------
Phòng tư vấn Luật Nguyễn (cập nhật)

0 Comments

Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

3/6/2017

0 Comments

 
danh-sach-cac-nganh-nghe-kinh-doanh-can-von-phap-dinh
Vốn pháp định là số tiền tối thiểu mà doanh nghiệp phải ký quỹ ở Ngân hàng khi tham gia dăng ký kinh doanh một ngành nghề nào đó. Xuất phát từ việc doanh nghiệp cần có vốn để đi vào hoạt động. Tuy nhiên chỉ có một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp đinh. Luật Nguyễn Corp xin trích dẫn và đưa ra danh sách một số ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định, được cấp nhật mới nhất tới thời điểm hiện tại.


B
ạn tải về tại đây nhé!

>> 
Xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh theo cơ chế liên thông
​
------------------------------------
Phòng tư vấn Luật Nguyễn

0 Comments

Xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh theo cơ chế liên thông

2/6/2017

0 Comments

 
thu-tuc-dang-ky-theo-co-che-lien-thongQuy trình xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh theo cơ chế liên thông
Từ ngày 15/6/2017 thông tư 02/2017/TT-BKHĐT về việc xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh theo cơ chế luên thông chính thức có hiệu lực, qua đó việc xin giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài và đăng ký doanh nghiệp (DN) có ngoài hình thức đăng ký như thủ tục bình thường theo quy định của pháp luật ra, Nhà đầu tư nước ngoài có thể chọn đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp theo hình thức liên thông “Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài”.

 “Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài” (sau đây gọi là cơ chế liên thông) là cơ chế phối hợp giữa Cơ quan đăng ký đầu tư và Cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Qua đó nhà đầu tư sẽ chỉ phải nộp 01 bản trong trường hợp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký DN có sự trùng lặp giấy tờ, gồm: Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân có giá trị pháp lý tương đương với nhà đầu tư là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký DN hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương với nhà đầu tư là tổ chức; Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký DN.

Cũng theo Thông tư này, các trường hợp được thực hiện cơ chế liên thông bao gồm: Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh đồng thời nội dung đăng ký DN và nội dung đăng ký đầu tư (gồm: Thay đổi ngành, nghề kinh doanh đồng thời thay đổi mục tiêu dự án đầu tư; Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của DN đồng thời thay đổi địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Thay đổi vốn điều lệ của DN đồng thời thay đổi vốn đầu tư của dự án đầu tư; Thay đổi thành viên, thông tin cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong DN đồng thời thay đổi thông tin nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Trình tự thực hiện cơ chế liên thông được quy đinh như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bộ phận tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư. Tại bước này Bộ phân tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Bộ phân tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký đầu tư trao giấy biên nhận và dưa thông tin Nhà đầu tư vào Hệ thống thông tin x
ử lý liên thông.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư và Đăng ký kinh doanh sẽ cùng tiến hành xữ lý hồ sơ trên Hệ thống thông tin xử lý liên thôi.


Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 4: Cơ quan đăng ky kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp.

Bước 5: Cớ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Kết luật: Với Cơ chế phối hợp giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài theo Thông tư 02/2017/TT-BKHĐT có hiệu lực sẽ giúp có nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn được nhiều thời gian trong việc đăng ký đầu tư tại Việt Nam, giảm bớt gánh nặng hành chính cũng như thủ tục hồ sơ.


​-----------------------------------
Phòng tư vấn Luật Nguyễn (cập nhật)

0 Comments

Tăng mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca năm 2017

17/3/2017

0 Comments

 
tang-phu-cap-tien-an-trua-an-giua-ca-nam-2017
Phụ cấp ăn trưa, ăn ca mà người lao động được hưởng nếu trong mức quy định của nhà nước thì được coi là thu nhập miễn thuế thu nhập cá nhân.

​Trước 15/10/2016, mức phụ cấp ăn trưa, ăn ca tối đa người lao động được hưởng là 680.000 đồng/tháng. Nhưng năm 2017, mức phụ cấp này đã được tăng lên. Cụ thể:
 
I. MỨC PHỤ CẤP TIỀN ĂN TRƯA, ĂN CA KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2016

– Từ ngày 15/10/2016, thông tư 26/2016/TT-BLDTBXH ban hành ngày 26/8/2016 chính thức có hiệu lực quy định tăng mức tối đa phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động như sau:
“4. Công ty thực hiện mức tiền chi ăn giữa ca cho người lao động trong doanh nghiệp, tối đa không vượt quá 730.000đ/người/tháng”.
 
- Khi quyết toán thuế TNCN năm 2016, doanh nghiệp cần lưu ý:
  • Từ ngày 15 tháng 10 năm 2016, mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca cho người lao động không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tối đa là 730.000 đồng/người/tháng.
  • Từ 1/5/2012 đến trước ngày 15/10/2016, mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân tối đa là 680.000 đồng/người/tháng.
  • Khi chi trả vượt mức quy định nên trên, người lao động bị tính vào thu nhập chịu thuế TNCN phần vượt mức. ​
​
II. MỨC PHỤ CẤP TIỀN ĂN TRƯA, ĂN CA KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Quy định về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017 được áp dụng theo Thông tư 96/2015/TT-BTC. Tại khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định về các khoản chi cho người lao động như sau:

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế gồm có: Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp:
Các khoản chi tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
  • Hợp đồng lao động;
  • Thoả ước lao động tập thể;
  • Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
  • Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
 
Như vậy: Khoản phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa doanh nghiệp chi cho người lao động được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không giới hạn mức chi, miễn là thực tế doanh nghiệp có chi trả đúng như vậy, nếu khoản chi đó được quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong những văn bản sau của doanh nghiệp:
  • hợp đồng lao động,
  • thỏa ước lao động tập thể,
  • quy chế tài chính (quy chế chi tiêu nội bộ) của doanh nghiệp,
  • hoặc quy chế thưởng do giám đốc quy định theo quy chế tài chính của doanh nghiệp.


​
>> ​Những cá nhân nào được phép ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay?

---------------------------------
Phòng tư vấn Luật Nguyễn (cập nhật)

0 Comments

Những cá nhân nào được phép ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay?

17/3/2017

0 Comments

 
nhung-ca-nhan-nao-duoc-phep-uy-quyen-cho-to-chuc-quyet-toan-thay
Hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả cũng là mục tiêu hướng đến của toàn ngành Thuế. Bởi vậy, chiều ngày 14/3/2017, Tổng Cục Thuế đã phối hợp với Hệ thời sự Chính trị Tổng hợp VOV1 tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm cần lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân(TNCN) 2016".

Trước những thắc mắc của người nộp thuế về việc Những cá nhân nào được phép ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay, ông Nguyễn Duy Minh – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế TNCN - Tổng cục Thuế đã giải đáp cụ thể vấn đề này.

Ông Nguyễn Duy Minh cho biết: Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công được ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế trong các trường hợp sau:

Một là, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (bao gồm cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế tại tổ chức trả thu nhập đó đối với phần thu nhập do tổ chức đó chi trả.

Hai là, trường hợp tổ chức trả thu nhập thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi) và người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới (tổ chức được hình thành sau khi tổ chức lại doanh nghiệp), nếu trong năm người lao động không có thêm thu nhập từ tiền lương, tiền công tại một nơi nào khác thì được uỷ quyền quyết toán cho tổ chức mới quyết toán thuế thay đối với cả phần thu nhập tổ chức cũ chi trả.

Ba là, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm), đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

>> 
THÔNG BÁO NÂNG CẤP PHẦN MỀM KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI

-----------------------------------
Theo tapchitaichinh.vn

0 Comments

THÔNG BÁO NÂNG CẤP PHẦN MỀM KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI

2/3/2017

0 Comments

 
Phần mềm KBH chính thức hỗ trợ lập hồ sơ kê khai đáp ứng biểu mẫu theo quyết định 959/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nội dung thay đổi cơ bản trong lĩnh vực thu và sổ, thẻ theo QĐ 959 như sau:
​

1. Lĩnh vực Thu BHXH, BHYT và BHT
bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-bao-hiem-that-nghiep

2. Lĩnh vực sổ, thẻ

Picture

>> BÙ TRỪ THUẾ CHỈ ĐƯỢC THỰC HIỆN GIỮA CÁC LOẠI THUẾ CÙNG TIỂU MỤC​​


--------------------------------------------------
Phòng tư vấn Luật Nguyễn (cập nhật)​
0 Comments

BÙ TRỪ THUẾ CHỈ ĐƯỢC THỰC HIỆN GIỮA CÁC LOẠI THUẾ CÙNG TIỂU MỤC

2/3/2017

0 Comments

 
bu-tru-thue-duoc-tinh-nhu-the-nao
Căn cứ pháp lý:
​

– Khoản 1, Khoản 4, Điều 29, Thông tư 156/2013/TT-BTC
– Khoản 1, Khoản 2, Điều 33, Thông tư 156/2013/TT-BTC


Như vậy:
– Việc bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chỉ được thực hiện trên từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) trong mục lục ngân sách nhà nước. Và chỉ được thực hiện trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

– Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế thì được coi là nộp thừa.

Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo quy định tại Khoản 2, Điều 33, Thông tư 156/2013/TT-BTC:

    + Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

    + Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện hoàn thuế theo quy định.

    + Sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn ở trên mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế nếu quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện (Chương VII, thông tư 156/2013/TT-BTC).
 
Hiện nay Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) đang hỗ trợ bù trừ tự động theo trình tự quy định tại khoản 1, Điều 29, Thông tư 156/2013/TT-BTC đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục)

​
>> 
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT KẾ TOÁN 88/2015/QH13 CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2017

------------------------------------------------
Phòng tư vấn Công ty Luật Nguyễn (cập nhật)

0 Comments

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT KẾ TOÁN 88/2015/QH13 CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2017

2/3/2017

0 Comments

 
diem-moi-ve-luat-ke-toan-so-88-2015
Ngày 20/11/2015, Quôc hội đã thông qua Luật số 88/2015/QH13- Luật Kế toán (sửa đổi) có hiệu lực từ 01/01/2017 thay thế Luật kế toán số 03/2003/QH11.

Cấm đơn vị kế toán lập nhiều hệ thống sổ kế toán
Đây không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, Luật kế toán 2015 quy định cấm đơn vị kế toán lập 2 hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên, nhưng không cấm đối với kế toán quản trị.

Cấm kinh doanh dịch vụ kế toán khi chưa đủ điều kiện: chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hành nghề dịch vụ kế toán khi không bảo đảm điều kiện quy định.

Cụ thể hóa điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ kế toán bao gồm 1 trong số các hoạt động: cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán 
  • Luật bổ sung quy định về kế toán viên hành nghề. Theo đó, người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên có năng lực hành vi dân sự; có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học; tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức sẽ đăng ký hành nghề và được công nhận là kế toán viên hành nghề.
  • Về điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, trường hợp đối với doanh nghiệp phải được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và có ít nhất 2 người là kế toán viên hành nghề. Trường hợp đối với cá nhân thì phải thành lập hộ kinh doanh và cá nhân đó phải là kế toán viên hành nghề.

Đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ:
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và các tài sản hoặc nợ phải trả có giá trị biến động thường xuyên phải được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

Về những người không được làm kế toán
  • Những người không được làm kế toán gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
  • Người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán cũng không được làm kế toán, song vẫn trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.




------------------------------------------------
Phòng tư vấn Công ty Luật Nguyễn(c
ập nhật)

0 Comments
Forward>>
    DOANH NGHIỆP CẦN BI​ẾT
    Các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN năm 2018

    ​Tổng hợp các khoản thu nhập tính thuế và miễn thuế TNCN năm 2018

    ​Quy định mới về tiền lương doanh nghiệp có hiệu lực từ tháng 11/2018

    ​Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính 2017

    ​Phần mềm nguồn mở sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh với cách mạng 4.0

    ​Chính sách mới có hiệu lực thi hành trong tháng 11-2017

    Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cắt bỏ các điều kiện kinh doanh

    ​Từ ngày 1.1.2018, qui định về đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?

    ​Sớm có chính sách bảo vệ lao động bị sa thải ngoài độ tuổi 35

    ​Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Ai chịu gánh nặng?

    ​Thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu từ 1/1/2018
    ​
    Áp thuế suất thuế nhập khẩu 0% với nhiều mặt hàng từ CAMPUCHIA


    ​Trợ cấp thôi việc được hiểu như thế nào?

    Một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định

    ​Xin giấy phép đầu tư và đăng ký kinh doanh theo cơ chế liên thông

    ​Tăng mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca năm 2017

    ​Những cá nhân nào được phép ủy quyền cho tổ chức quyết toán thay?

    THÔNG BÁO NÂNG CẤP PHẦN MỀM KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI


    BÙ TRỪ THUẾ CHỈ ĐƯỢC THỰC HIỆN GIỮA CÁC LOẠI THUẾ CÙNG TIỂU MỤC​

    ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT KẾ TOÁN 88/2015/QH13 CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/01/2017
Powered by Create your own unique website with customizable templates.